Search in: Word
Vietnamese keyboard: Off
Virtual keyboard: Show
Vietnamese - Vietnamese dictionary
Nguyễn An Ninh
Jump to user comments
version="1.0"?>
  • (1899-1943)
  • Nhà hoạt động Cách mạng, sinh năm 1899 tại Quán Tre, Hóc Môn và mất ngày 11-08-1943 tại nhà tù Côn Đảo. Là con chí sĩ Nguyễn An Khương. Lúc còn nhỏ ông học ở Sài Gòn, rồi sang Pháp du học, đỗ cử nhân Luật. Lúc ở Pari ông liên hệ với Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và cũng đã tiếp xúc với Nguyễn A_i Quốc. Năm 1922, ông về nước hoạt động Cách mạng. Ông nổi tiếng với bài diễn thuyết "Cao vọng thanh niên" tại Hội Khuyến học Nam Kỳ (Sài Gòn), Thống đốc Nam kỳ nhiều lần gọi ông đến đe dọa. Ông xuất bản tờ báo Pháp La Cloche Fêlée (Cái chuông rè) để làm cơ quan ngôn luận chống Pháp, ông tự viết báo và bán báo. Số báo đầu tiên công bố 8 yêu sách của Nguyễn A_i Quốc đã trình bày tại Đại hội Véc-xây (Versaille). Những bài viết buổi đầu của ông như: Quyền làm chủ, cho vay, Tất đất ngọn rau và các tập sách mỏng như: Tôn giáo, Hai Bà Trưng đã có tiếng vang trong đông đảo công chúng lúc bấy giờ. Tháng 3 năm 1926, ông bị bắt và bị kết án 18 tháng tù. Ra tù, ông sang Pháp tiếp tục học và đậu Tiến sĩ Luật. Năm 1928, ông trở về nước và tiếp tục hoạt động Tích cực chống Pháp. Cuối năm 1928, ông bị kết án 3 năm tù vì tội tổ chức Hội kín Nguyễn An Ninh. Năm 1930, ra tù ông vẫn tiếp tục hoạt động chống Pháp. Tháng 4 năm 1936, lại bị bắt, ông tuyệt thực phản đối và được quần chúng ủng hộ nên Pháp phải trả tự do cho ông vào tháng 11 năm 1936. Từ tháng 7 năm 1937 đến tháng 1 năm 1939 ông lại ở tù. Tháng 10 năm 1939, ông bị kết án lưu đày Côn Đảo. Ông mất ngày 14-08-1943 tại nhà tù Côn Đảo. O_ng đã tham gia vào các phong trào đấu tranh cho dân sinh và dân chủ ở thành phố Sài gòn. Bản thân ông đã đi sâu vào quần chúng ở nông thôn Nam kỳ, vừa bán dầu cù là để sinh sống, vừa tuyên truyền giác ngộ quần chúng, vận động Cách mạng. Do những hoạt động yêu nước, nên từ năm 1926 đến năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt giam tất cả 5 lần
Related search result for "Nguyễn An Ninh"
Comments and discussion on the word "Nguyễn An Ninh"